Mở khóa cách chơi rubik 2×2 mới nhất
Rubik 2x2x2, hay còn gọi là Rubik Pocket (Rubik bỏ túi), tuy chỉ có 2 lớp nhưng lại sở hữu đến 3.6 triệu hoán vị khác nhau, khiến việc giải ngẫu nhiên trở nên cực kỳ khó.
Nếu bạn muốn học cách chơi Rubik 2×2 hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
1. Thông tin cở bản về Rubik 2×2
Rubik 2×2, hay còn gọi là Rubik bỏ túi (Pocket Cube), được tạo ra bởi Lary Nichols vào năm 1970 và được WCA đưa vào thi đấu chính thức. Kỷ lục giải nhanh nhất thế giới hiện nay chỉ dưới 2 giây.
Rubik 2×2 đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà sáng tạo và nhà thiết kế trên thế giới, giúp phát triển thêm nhiều phiên bản mới từ năm 1981 đến nay.
Bắt đầu từ góc trên cùng bên trái là Meffert’s Pocket Cube của Justin Eplett – một khối Rubik đặc biệt với hai lớp, được thiết kế như một khối Rubik 2×2 lồng bên trong một khối 2×2 lớn hơn.
Tiếp theo là Pyramorphix, tuy trông giống Pyraminx 2×2 nhưng thực chất là một phiên bản biến thể mà chỉ cần định hướng 4 mảnh. Ở ngoài cùng bên phải là khối Rubik 2x2x2 với hình ảnh các nhân vật trong loạt phim zombie Mad Heads.
Đặc biệt, gần như bất kỳ hình dạng nào cũng có thể được xây dựng trên lõi Rubik 2x2x2, từ các nhân vật hoạt hình đến những biểu tượng nổi tiếng, phổ biến nhất là chiếc đầu mang nét mặt hài hước của Homer Simpson.
2. Hướng dẫn ký hiệu và cách xoay các mặt Rubik
Để giải Rubik 2x2x2 hiệu quả, việc hiểu rõ các ký hiệu và cách xoay là điều cần thiết để bạn có thể đọc và áp dụng công thức một cách dễ dàng.
Về màu
Rubik 2x2x2 sẽ có 6 mặt và cụ thể màu của các mặt sẽ là: Màu trắng đối diện với màu Vàng. Màu Đỏ đối diện với màu Cam. Màu Xanh da trời đối diện với màu Xanh lá.
Chi tiết các mặt của khối Rubik
Các mặt của Rubik 2x2x2 sẽ được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa tiếng Anh như sau:
- Mặt Trước: F (Front)
- Mặt Sau: B (Back)
- Mặt Bên Phải: R (Right)
- Mặt Bên Trái: L (Left)
- Mặt Trên: U (Up)
- Mặt Dưới: D (Down)
Đối với cách xoay
Mỗi ký hiệu chữ cái (F, B, L, R, U, D) đại diện cho việc xoay mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
Nếu có dấu ‘ (ví dụ: F’), xoay mặt đó 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
Nếu có số 2 (ví dụ: F2), xoay mặt đó 180 độ.
Ví dụ với công thức: F R’ U2 có nghĩa là:
- Trước tiên, xoay mặt trước (F) theo chiều kim đồng hồ 90 độ.
- Sau đó, xoay mặt bên phải (R’) ngược chiều kim đồng hồ 90 độ.
- Cuối cùng, xoay mặt trên cùng (U2) 180 độ.
3. Các bước để giải 1 khối Rubik 2×2
Để giải Rubik 2x2x2, chúng ta sẽ thực hiện theo 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Hoàn thành mặt màu trắng.
- Bước 2: Đưa các góc vàng về đúng vị trí (có thể sai hướng).
- Bước 3: Định hướng các mảnh màu vàng và hoàn thành Rubik.
Bước 1: Hoàn thành mặt màu trắng
Mục tiêu
Mục tiêu của bước này, đó là hoàn thành 4 mảnh của mặt màu trắng. Lưu ý : các mặt bên của các mảnh màu trắng này cũng cần phải tương đồng với nhau.
Cách thực hiện
Đây là bước khá dễ dàng nên bạn có thể thử hoàn thành mà không cần sử dụng các thuật toán và công thức. Còn nếu không, bạn có thể giải nhanh thông qua các trường hợp và công thức dưới đây.
Ở đây chúng ta cần thực hiện 2 bước nhỏ như sau:
Bước 1.1: Giải 3 viên màu trắng
Để giải được mặt màu trắng, trước tiên các bạn cần giải được 3 viên màu trắng, bằng cách lần lượt đưa các mảnh Rubik Trắng ghép vào vị trí phía trên, bên phải, đằng sau, tức vị trí số 1.
– Trước tiên, quan sát khối Rubik và xác định một viên mặt màu trắng. Cầm Rubik sao cho viên Rubik đó nằm ở vị trí mặt trước phía trên bên phải ( FRU), với mặt Trắng ở mặt U.
– Quan sát khối Rubik, xác định một mảnh Trắng khác, mà vị trí đúng của nó ở vị trí 1, tức phía sau bên trên bên phải ( BRU). Dùng 1 số phép quay đưa mảnh đó về vị trí số 1.
Trong trường hợp mặt Trắng không đúng hướng, biến đổi nó sao mặt Trắng hướng ra mặt R ( như hình), rồi thực hiện công thức (R’ D’ R D) R B để lật mặt Trắng về đúng mặt.
– Tiếp tục lặp lại cách thức trên để giải viên màu trắng thứ 3.
Bước 1.2: Giải hoàn thành mặt trắng
Sau khi giải xong bước 1.1, chúng ta có 3 mặt màu trắng đã giải. Cầm khối Rubik sao cho mặt trắng là mặt F, lúc này vị trí của viên mặt màu trắng còn lại sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp dưới đây.
Trường hợp 1: Sử dụng công thức: D’ R’ D
Trường hợp 2: Sử dụng công thức: R B R’
Trường hợp 3: Sử dụng công thức: (D’ R D) B2 (D’ R D), để quay về gần Trường hợp 2, rồi tiếp tục thực hiện tiếp như Trường hợp 2.
Trường hợp đặc biệt: Nếu như viên Rubik ở đúng vị trí, nhưng mặt màu trắng lại ở sai hướng, chúng ta sẽ tiến hành định vị lại hướng bằng cách thực hiện công thức: D’ R D để quay về trường hợp 3.
Xem thêm:
Mở khóa cách chơi rubik 3×3 thông dụng nhất
Bước 2: Đưa các góc Vàng về đúng vị trí
Mục tiêu
Đưa các viên màu Vàng về đúng vị trí mà không cần đúng hướng. Đúng vị trí có nghĩa là ba mặt của mỗi viên Rubik khớp với các màu xung quanh tại vị trí đó, bất kể chúng đang xoay hướng nào.
Không cần quan tâm chúng đã được định hướng chính xác hay chưa (nếu đúng hướng thì càng tốt).
Cách thực hiện
Cầm khối Rubik sao cho mặt Trắng ở dưới (D) vì chúng ta sẽ không tác động đến mặt này nữa. Lúc này, mặt Vàng sẽ là mặt trên (U). Hãy quan sát và xác định số viên màu Vàng đã ở đúng vị trí.
Thông thường, sẽ có 3 trường hợp xảy ra: 1 viên đúng hoặc 2 viên đúng (kề nhau hoặc chéo nhau). Tùy vào từng trường hợp, bạn sẽ áp dụng các công thức sau đây để hoán đổi các viên cho đúng vị trí.
Trường hợp 1: Nếu chỉ có duy nhất một viên màu vàng đang đúng vị trí
Cầm khối Rubik sao cho viên đang đúng vị trí sẽ nằm ở mặt trước, bên phải, phía trên (mảnh FRU trong hình) và thực hiện công thức sau để hoán đổi 3 viên còn lại cho nhau ( theo chiều như hình): U R U’ L’ U R’ U’ L.
Trường hợp 2: Có hai mảnh đúng vị trí, hai mảnh này nằm liền nhau.
Cầm khối Rubik sao cho hai viên cần hoán đổi sẽ nằm ở vị trí phía trước, bên trên. Thực hiện công thức để hoán đổi chúng cho nhau (như hình) : L F’ L’ D’ L’ D F
Trường hợp 3: Có hai mảnh đúng vị trí, hai mảnh nằm so le nhau cần hoán đổi vị trí
Cầm khối Rubik như hình và thực hiện theo công thức để hoán đổi chéo cho nhau: F L F L’ D’ L’ D
Bước 3: Định hướng các mảnh màu vàng và hoàn thành Rubik
Tại thời điểm này, tất cả các mảnh Rubik đều đã nằm ở đúng vị trí. Mục tiêu của bước 3 đó là định hướng lại chúng để hoàn thành khối Rubik.
Các bước tiến hành như sau:
– Vẫn cầm Rubik sao cho mặt Trắng ở dưới.
– Xác định một mảnh Vàng đang sai hướng. Cầm Rubik sao cho mảnh cần định hướng này sẽ nằm ở vị trí FRU.
– Thực hiện công thức R’ D’ R D từ 2 đến 4 lần (phải xoay chẵn lần công thức trên) cho đến khi nó được định hướng đúng, tức mặt Vàng hướng lên trên.
Lưu ý: Quá trình xoay này có thể làm mặt Trắng ở phía dưới bị xáo trộn, nhưng đừng lo lắng vì khi định hướng xong toàn bộ các mảnh Vàng, mặt Trắng sẽ tự khắc hoàn thành.
- Hãy sử dụng các lần xoay U’ (và chỉ dùng U’) để đưa các mảnh chưa được định hướng đến vị trí FRU, sau đó lặp lại công thức với số lần chẵn cho đến khi mảnh đó có hướng đúng.
Để hiểu hơn về cách xoay, xem thử một số ví dụ sau:
- Trường hợp 1: Hai mảnh vàng hướng ra phía trước.
Công thức: (R’ D’ R D) x4 U’ (R’ D’ R D) x2 - Trường hợp 2: Hai mảnh vàng hướng ra hai bên.
Công thức: (R’ D’ R D) x2 U’ (R’ D’ R D) x4 - Trường hợp 3: Chỉ một mảnh vàng đúng hướng, cần điều chỉnh 3 mảnh vàng còn lại.
Công thức: (R’ D’ R D) x2 U’ (R’ D’ R D) x2 U’ (R’ D’ R D) x2
Sau khi hoàn thành bước 3, chúc mừng bạn, bạn đã giải xong khối Rubik 2x2x2!
4. Một số mẫu sắp xếp Rubik độc đáo
Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với cách giải Rubik theo phương pháp truyền thống và muốn tạo ra những mẫu màu sắc đẹp mắt hơn, hãy thử áp dụng một số mẫu sắp xếp và công thức dưới đây để tạo ra các hiệu ứng thú vị cho khối Rubik của mình!
Dạng Quarters: U F2 U2 R2 U
Dạng ZigZag: R2 F2 R2 U2
Dạng Cube in a Cube: R F U’ R2 U F’ R U F2 R2
Dạng Checkerboard: U R F2 U R F2 R U F’ R
Dạng Pillar: U R U’ R2 U’ R’ F’ U F2 R F’
Dạng Spiral: U2 F2 R2 U2
Rubik 2×2 không chỉ là một trò chơi trí tuệ thú vị mà còn là một công cụ tuyệt vời để rèn luyện khả năng logic và sự kiên nhẫn. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên, bạn đã có thể nắm vững các bước giải Rubik 2×2 và tạo ra nhiều mẫu đẹp mắt theo ý thích.
Chúc bạn thành công và khám phá thêm nhiều điều thú vị từ Rubik!